230
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC XÂY DỰNG
30000
NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG LỢI TRỰC TIẾP
460
NGƯỜI DÂN ĐƯỢC ĐÀO TẠO XÂY DỰNG
vì con người
& tương lai văn hóa
Các cộng đồng nghèo, người dân tộc thiểu số, cư dân vùng khó khăn chiếm tỷ lệ không nhỏ trong dân số Việt Nam hiện nay. Trong tiến trình phát triển nhanh của đất nước, họ đang bị bỏ lại phía sau về kinh tế và đánh mất dần bản sắc văn hóa mặc dù họ sở hữu nhiều tiềm năng khổng lồ để vươn lên. Trong đó, các công trình kiến trúc bản địa, không gian độc đáo của làng, bản, sinh hoạt văn hóa và kho tàng tri thức truyền thống của cư dân địa phương là những tài nguyên lớn nhất. Chương trình kiến trúc xã hội, thông qua những hoạt động và sản phẩm trong kiến trúc xây dựng của mình sẽ phát huy được các tiềm năng nêu trên giúp người dân thoát nghèo, phát triển bền vững.
Điểm Tìa Kính
Địa điểm
Yên Châu, Sơn La
Thời gian
2020
Tài trợ chính
VN Help, Midas
Đồng tài trợ
Gieo tin yêu
Các cộng đồng nghèo, người dân tộc thiểu số, cư dân vùng khó khăn chiếm tỷ lệ không nhỏ trong dân số Việt Nam hiện nay. Trong tiến trình phát triển nhanh của đất nước, họ đang bị bỏ lại phía sau về kinh tế và đánh mất dần bản sắc văn hoá mặc dù họ sở hữu nhiều tiềm năng khổng lồ để vươn lên.
QH Du Lịch Nậm Đăm
Địa điểm
Yên Châu, Sơn La
Thời gian
2019
Tài trợ chính
VN Help, Midas
Quy hoạch từng cụm nhà: 4-6 nhà quây quần bên nhau, hỗ trợ nhau khi hoạn nạn, họ đào 1 cái ao lấy đất làm nhà, chuồng trại và hệ thống bioga dùng chung, được quy hoạch cùng một chỗ để tiết kiệm & hiệu quả hơn, tạo ra một quần cư đoàn kết gắn bó. Để xây dựng nhanh và tiết kiệm, dân làng đã “cho nhau vay ngày công lao đông”, chia thành các nhóm thợ tự giúp nhau xây nhà.
Điểm Chiềng Ban
Địa điểm
Yên Châu, Sơn La
Thời gian
2020
Tài trợ chính
VN Help, Midas
QH Làng Du Lịch Choản Thèn
Địa điểm
Yên Châu, Sơn La
Thời gian
2020
Đồng tài trợ
Gieo tin yêu
Các cộng đồng nghèo, người dân tộc thiểu số, cư dân vùng khó khăn chiếm tỷ lệ không nhỏ trong dân số Việt Nam hiện nay. Trong tiến trình phát triển nhanh của đất nước, họ đang bị bỏ lại phía sau về kinh tế và đánh mất dần bản sắc văn hoá mặc dù họ sở hữu nhiều tiềm năng khổng lồ để vươn lên.
Điểm Đao
Dự án được thực hiện bởi Doanh nghiệp xã hội bền vững Việt Nam (VSSE), được điều phối và thiết kế bởi Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng Quốc tế 1 + 1> 2. Trabnssolar tư vấn xuyên biên giới về giải pháp cung cấp ánh sáng ban ngày và vi khí hậu.
Nhà Cộng Đồng Tả Phìn
Địa điểm dự án tại thôn Xả Séng, xã Tả Phìn thuộc thị trấn Sapa, một điểm thu hút du lịch nổi tiếng ở phía bắc Việt Nam. Dự án là một công trình cộng đồng đa chức năng, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, tăng cường phát triển du lịch và tối đa hóa tiềm năng của địa phương. Dự án cũng được phát triển theo hướng phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương bằng cách bảo tồn tài nguyên và môi trường, cũng như giữ gìn sự đa dạng văn hóa địa phương và thủ công mỹ nghệ truyền thống. Chương trình hành động sẽ bao gồm các chiến lược đào tạo cho người dân địa phương về nông nghiệp, du lịch và quản lý dự án bền vững.
Điểm Bản Lỷ
Mục tiêu của dự án là tạo ra một ngôi trường tiện nghi, có thể ứng phó với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn về trường học như chiếu sáng, thông gió, cách âm, các không gian học tập và sinh hoạt đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục Đào tạo cho các tỉnh miền núi. Bố cục tổng thể của công trình trong khuôn viên cần đảm bảo thuận tiện cho việc sử dụng, đảm bảo mật độ xây dựng, phù hợp về mặt kiến trúc và ăn nhập với cảnh quan xung quanh, tạo được mối liên hệ với các tuyến giao thông khu vực.
Điểm Nà Khoang
Sử dụng đất phế thải từ công tác đào móng để làm gạch, kết hợp đá suối được phụ huynh đóng góp. Trường Đao sử dụng gạch đất không nhung - đất trộn phụ gia ép thủy lực thành viên gạch, kết hợp với mái lá cọ tại chỗ, đảm bảo ấm về đông, mát về hè. Các vật liệu địa phương giúp giá thành công trình giảm, bà con tham gia xây dựng và bảo trì dễ dàng, không làm ô nhiễm môi trường, có tính giáo giục mạnh mẽ cho các em học sinh và các cộng đồng khác.
Nhà Cộng Đồng Chiềng Yên
Các cộng đồng nghèo, người dân tộc thiểu số, cư dân vùng khó khăn chiếm tỷ lệ không nhỏ trong dân số Việt Nam hiện nay. Trong tiến trình phát triển nhanh của đất nước, họ đang bị bỏ lại phía sau về kinh tế và đánh mất dần bản sắc văn hoá mặc dù họ sở hữu nhiều tiềm năng khổng lồ để vươn lên.
Điểm Lũng Luông
Câu chuyện về cảnh sống nghèo đói ở vùng núi phía Bắc nước mình chẳng còn mới lạ bởi ai cũng biết, nơi đó, nhiều em nhỏ ăn không đủ no, mặc chẳng đủ ấm, cơ sở vật chất nghèo nàn khiến các em phải học tập trong những lớp học ẩm thấp, cũ kỹ. Từ thực tế ấy, với mong muốn đưa con chữ đến gần hơn với trẻ em vùng cao, giúp các em nơi đây có tương lai tươi sáng hơn, dưới sự thực hiện của KTS Hoàng Thúc Hào và sự hỗ trợ của Quỹ Trò nghèo vùng cao do giáo sư Ngô Bảo Châu là chủ tịch danh dự đã góp phần xây dựng nên ngôi trường Lũng Luông khang trang, sạch sẽ, giúp các em học sinh có được một môi trường học tập tốt hơn.
Nhà Ươm Cây Sóc Sơn
Nhà Cộng Đồng Suối Rè
Cấu trúc không gian tổng thể theo lớp. Lớp trước là khoảng sân thoáng, nơi diễn ra các hoạt động ngoài trời. Không gian sinh hoạt chính ở lớp giữa, gồm hai tầng. Tầng trên là nhà trẻ, lớp mẫu giáo kết hợp thư viện, hội họp thôn..., các chức năng đan xen linh hoạt. Hàng hiên rộng gắn liền vạt cỏ xanh giữ vai lớp đệm, tầm nhìn tít tắp. Tầng trệt ăn vào khoảng lõm triền dốc, tránh gió đông bắc, hút gió địa hình đông nam nên nhà ấm về đông, mát về hè. Không gian mở ra lớp sau, hướng lên núi và rừng tre. Dân làng tụ họp, tổ chức làm nghề phụ. Nhất là trẻ con, người già có thể sinh hoạt ở tầng trệt trong những ngày giá rét hay nắng gắt…
Nhà ươm cây Đồ Sơn
Nằm trong chuỗi dự án phát triển cộng đồng, công trình “Bottle sail” – Nhà sinh hoạt và ươm cây cho cộng đồng nông dân nhiễm HIV được xây dựng với chiến lược “Đơn giản – Hiệu quả - Bền vững”. Ngôi nhà góp phần nâng cao chất lượng canh tác nông nghiệp, kết nối cộng đồng, giúp người nhiễm HIV tái hòa nhập xã hội. Mục tiêu: giá thành rẻ, thi công nhanh, tự lắp dựng. Công trình sử dụng vật liệu tái chế và nhân công địa phương, Những ống cống vỡ được thu gom làm móng, tăng cường hệ giằng chéo đảm bảo chắc, bền cho kết cấu khung tre. Lớp vỏ chai nhựa có tác dụng cách nhiệt, tránh nắng trực tiếp vào cây mầm, giữ nhiệt cho vụ đông. Chỉ với 8 triệu đồng (400USD) và kĩ thuật đơn giản, người nông dân có thể tự lắp dựng trong một tuần. Ngôi nhà dung để ươm rau, phục vụ hữu ích cho nông nghiệp và sinh hoạt.
Thành Tân
Trường Mầm Non Phá Tam Giang
Nhà Cộng Đồng Cẩm Thanh
Công trình tiêu biểu cho hình ảnh nông thôn với rừng cau thẳng đứng. Giàn cây leo giăng ngang những thân cau, kết hợp hệ cấu trúc mái thích nghi gió bão, cùng hình thành lớp vỏ kép giảm đáng kể bức xạ mặt trời, tạo diện tích bóng mát lớn, sinh động. Sân trong gợi nhắc không gian nhà cổ Hội An, thông gió đối lưu. Vạt mái lớn, dốc vào trong thành phễu thu nước mưa, một phần dẫn ra bể chứa nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu, đặt đầu hướng gió, giảm nhiệt gió vào; một phần tái sử dụng cho nhà WC. Hệ mái lá dừa, kết cấu khung tre, cột gỗ kiền kiền vững chắc. Tường bao xây gạch hai lớp không nung, tạo lớp đệm không khí, cách nhiệt, ngăn ồn.
Điểm Cor
KTX EA D AWH
Điển Tây Sơn II
Phan Ngọc Hiển
Tổ Chức Đồng Hành
Các đơn vị thành viên, các công ty đối tác, đơn vị tư nhân và các Nhà tài trợ đang cùng chúng tôi tạo ra sức mạnh "cộng hưởng, vượt gộp" nhằm chung tay để kiến tạo giá trị giúp ích cộng đồng.